Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh Tiểu Đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh Tiểu Đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Xơ vữa mạch máu

Xơ vữa mạch máu là bệnh có thể dễ phòng ngừa nếu phương án dự phòng được thực hiện không chỉ đúng lúc, mà càng sớm càng tốt. Hơn thế nữa, muốn bảo vệ mạch máu để giảm bớt gánh nặng cho trái tim thì biện pháp phòng bệnh cần được tiến hành liên tục sao cho các yếu tố gây xơ vữa mạch máu không tìm được cơ hội thuận tiện.

Dùng thuốc ngừa xơ vữa theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” thì không uống thuốc nhiều khi còn tốt hơn. Không mong gì lật đổ được ngôi vị đứng đầu về tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch nếu thiếu chiến lược phòng bệnh lâu dài.Khoảng một nửa số người tiểu đường tử vong vì bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân…) do đó bên cạnh việc điều chỉnh đường máu tốt, khắc phục và loại trừ các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể tách rời với điều trị tiểu đường.

 so vo mach mau Xơ vữa mạch máu

so vo mach mau Xơ vữa mạch máu
Một số yếu tố nguy cơ tim mạch chính, mục tiêu cần đạt:

(Theo khuyến cáo của Hội tiểu đường Pháp)
– Huyết áp : < 130/80 mmHg
– Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/l.
– LDL – Cholesterol : < 2,5 mmol/l.
– HDL – Cholesterol : > 1,2 mmol/l.
– Triglyceride : < 1,7 mmol/l.
– Tập thể dục thường xuyên
– Không hút thuốc lá
– Đường máu ổn định tốt: HbA1c < 6,5%.
– Tránh béo phì.
Một số biểu hiện của bệnh lý mạch máu:

Thiếu máu cơ tim: người tiểu đường mắc bệnh nhiều gấp 2 – 3 lần người không tiểu đường. Bệnh nguy hiểm vì nhiều khi không có triệu chứng điển hình là đau thắt ngực và lan ra cánh tay, quai hàm vì người tiểu đường hay có tổn thương thần kinh nên không nhận cảm được cảm giác này. Cần phải nghĩ đến thiếu máu cơ tim khi có các triệu chứng sau đây nếu chúng xuất hiện đột ngột và không giải thích được:
+ Rối loạn tiêu hóa và có thể đau thượng vị.
+ Khó thở khi gắng sức.
+ Mệt nhọc, đặc biệt khi gắng sức.
+ Rối loạn nhịp tim.
+ Rối loạn cân bằng đường máu không lý giải được căn nguyên.
+ Tụt huyết áp.
Chẩn đoán sớm: đo điện tim hàng năm dù không có triệu chứng.
Chẩn đoán khi nghi ngờ: làm lại điện tim, so sánh với các lần trước, siêu âm tim gắng sức, nghiệm pháp gắng sức, ghi hình tim phóng xạ, chụp mạch vành.
Điều trị: Loại bỏ các yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên. Pháp đồ điều trị theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim – mạch.

Tai biến mạch máu não: chủ yếu là tắc mạch nhỏ, chảy máu não ít gặp hơn ở người tiểu đường.
Triệu chứng điển hình là liệt nửa người, liệt mặt…
Nhưng nhiều khi bệnh biểu hiện sớm với các triệu chứng thoáng qua từ vài phút đến < 1 ngày: đang cầm gì đó bị rơi, khó điều khiển được tay cầm bát đũa, bước hụt, bại chân, chóng mặt, ngã không bị mất ý thức, hoặc khó nói, điếc thoáng qua.
Trong lúc bị tai biến mạch máu não, huyết áp có thể tăng vọt lên cao bù trừ, lúc này nếu dùng thuốc hạ huyết áp quá nhanh (dạng viên ngậm Adalat) rất nguy hiểm vì làm tai biến nặng lên. Huyết áp lúc này 170-180/90-100 mmHg không có gì là đáng ngại.
Chẩn đoán: Nếu nghi ngờ nên đến viện chụp cắt lớp sọ não có thể thấy được tổn thương.
Điều trị: theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, bác sĩ thần kinh.
Lưu ý: các thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc bảo vệ tế bào não không được chứng minh có tác dụng thậm chí có hại.

Biến chứng viêm tắc mạch máu xuống chân gây thiếu máu nuôi dưỡng. Biểu hiện: chuột rút, đi lại thấy đau bắp chân, đùi, khi nghỉ hết đau, da chân trở nên mỏng, màu tái, lạnh bàn chân, móng chân dày, không bắt được mạch ở chân khi khám.
– Chẩn đoán: siêu âm mạch máu, chụp mạch máu.

Ths, Bs Nguyễn Huy Cường


Trẻ em mắc tiểu đường vào mùa đông gia tăng

Có nhiều nghiên cứu về bệnh tiểu đường ở trẻ em, tuy nhiên mới đây một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Anh, Phần Lan cho hay, trẻ dễ phát triển bệnh tiểu đường vào thời gian mùa đông, con số này đang gia tăng tại các nước phát triển vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý điều này.
Trẻ em mắc tiểu đường

Trẻ em mắc tiểu đường vào mùa đông gia tăng

Để có thể hiểu rõ tiểu đường ở trẻ em, chúng ta cần biết tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản sinh ra bất kỳ insulin nào và bệnh này thường xuất hiện trước tuổi 40. Trong khi đó, cần phân biệt với tiểu đường loại 2, là một dạng cũng khá phổ biến khi cơ thể trở nên ít nhạy cảm với hormone.

Theo đó, các nhà khoa học tin rằng sự biến đổi lượng đường trong máu trong suốt những tháng lạnh hoặc số các bệnh lây nhiễm xuất hiện vào mùa đông cũng có mối liên quan nào đó. Họ còn chỉ ra rằng, thường thì các bé trai lại dễ bị phát triển bệnh theo điều kiện và theo mùa.

Với các trẻ nhỏ, vào các tháng mùa đông, rất dễ gặp loại tiểu đường tuýp 1, một dạng của tiểu đường khá phổ biến ở trẻ nhỏ.

Đó là một minh chứng cụ thể, qua đó để có được kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã làm một cuộc khảo sát với 31.000 trẻ em ở 105 trung tâm điều trị thuộc 53 quốc gia. Sau nghiên cứu, họ đánh giá mối quan hệ giữa mùa với bệnh tật hiện lên rõ ràng ở 42 trung tâm điều trị.

Kết luận cho hay, ở những trung tâm này các ca trẻ em mắc bệnh tiểu đường thường tăng lên đáng kể vào thời gian mùa đông. Đây là kết quả được công bố trên tạp chí Tiểu đường. Trong bài này còn đề cập trẻ em trên 5 tuổi và các bé trai có nguy cơ nhiều hơn.

Bà Elena Moltchanova, một nhà thống kê của viện Sức khỏe quốc gia ở Helsinki, người dẫn đầu nghiên cứu cho hay “Bệnh tiểu đường loại 1 là một loại bệnh có thể được coi là theo mùa. Vì sự biến đổi về mùa cũng làm thay đổi lượng đường glucose và insulin trong máu”

Điều này có thể giải thích là do vào mùa đông mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn và lại ít vận động, trong khi mùa hè, chúng ta còn có các ngày nghỉ và nhiều cơ hội hoạt động ngoài trời

 “Các kết quả của những nghiên cứu trước cũng đã đề cập đến bệnh tiểu đường, nhưng kết quả này giúp chúng tôi nhận ra nhiều điều, đặc biệt là hiểu được tại sao bệnh tiểu đường loại 1 phát triển”. Tiến sĩ Victoria King từ Viện nghiên cứu bệnh tiểu đường của Anh nhận xét

Những thống kê cho thấy, hiện tại ở Anh có hơn 2 triệu người bị tiểu đường loại 2, nguyên nhân chủ yếu do béo phì và khoảng 250.000 người bị tiểu đường loại 1. Các chuyên gia dự đoán số trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Âu bị bệnh tiểu đường loại 1 cũng sẽ tăng gấp đôi từ năm 2005 đến 2020 nếu các em không có chế độ ăn uống và vận động hợp lý trong thời gian mùa đông.


 Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Bệnh tiểu đường ở trẻ em

Tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường týp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng.
Bệnh đái tháo đường ở trẻ em ngày càng co xu hướng gia tăng. Tuy vậy, khác với người lớn, rất khó điều trị bệnh ở trẻ em vì trẻ em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 ngày càng tăng là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh. Thống kê ở Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, tỉ lệ trẻ đái tháo đường type 2/type 1 ở lứa tuổi học sinh trung học là 4/1. Còn ở nước ta, không ít lần báo giới đã lên tiếng về những trường hợp trẻ nhỏ (cấp tiểu học) mắc đái tháo đường type 2. Trường hợp nhỏ nhất là một bé 6 tuổi hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết.
Nguyên nhân do lối sống
Đái tháo đường type 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế. Đái tháo đường type 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.
Vì vậy, theo bác sĩ Lê Thị Hải, đa phần trẻ mắc đái tháo đường type 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của những người làm ông bà, cha mẹ. Bác sĩ Hải cho biết, không ít trường hợp bệnh nhi đến khám ở tình trạng thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cực cao. Nhưng khi bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống thì các bậc phụ huynh lại “giãy nảy” lên mà rằng con họ chỉ hơi mũm mĩm thôi và cháu lười ăn lắm (?!)…
Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường type 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường?
- Đi tiểu thường xuyên.
- Hay khát nước, uống nhiều nước.
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi cảm xúc.
Ăn cân bằng, vận động hợp lý
Theo bác sĩ Hải, cách hạn chế tốt nhất căn bệnh này là áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho trẻ. Với trẻ bị đái tháo đường type 1, nhìn chung vẫn có chế độ ăn như bình thường, chỉ cần hạn chế (không phải là cấm tuyệt đối) cho trẻ ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột và hạn chế dùng mỡ động vật. Còn với trẻ bị đái tháo đường type 2 thì năng lượng, tinh bột trẻ ăn hàng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn. Bố mẹ nên cho trẻ bị đái tháo đường ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Đồng thời, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp.
Bên cạnh đó, chế độ vận động luyện tập thể dục thể thao đóng một vai trò quan trọng. Trẻ giảm được cân cũng có nghĩa là đã giảm được lượng đường trong máu.
- Các thực phẩm không nên ăn: Đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, kem, nước mía, các loại quả khô ướp đường như mứt, quả ngọt sấy khô như chuối, mít…
- Các thực phẩm nên hạn chế: Các quả chín quá ngọt như mít, na, chuối, nhãn, vải…; các đồ ăn chế biến sẵn như patê, xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói…; các món ăn xào rán nhiều mỡ, bánh mỳ, mỳ tôm, cơm, các loại thịt nhiều mỡ, bơ, pho mát…
- Các thực phẩm nên ăn: Ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai sọ…; các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau bí, rau muống…; quả chín ít ngọt như dưa chuột, thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận…
Không cần kiêng đường
Tuy nhiên, trẻ đái tháo đường cũng không cần thiết phải kiêng đường hoàn toàn. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm sử dụng những loại đường thay thế rất tốt cho người đái tháo đường. Đó là Isomalt với nguyên liệu được nhập khẩu từ Đức. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đây là chất ngọt tự nhiên và an toàn. Nó có chỉ số đường huyết thấp (GI=28) và sinh ít năng lượng (1g Isomalt cho 2Kcal).
Loại đường này có thể dùng cho cả trẻ béo phì, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn có một số loại đường ăn kiêng khác như: đường Acesulframe-K có các tên thương mại là Sunette, Sweet one, Sweet”n safe, đường Sucralose (tên thương mại là Splenda)… Các loại đường này ngoài việc sử dụng trực tiếp còn được các nhà sản xuất dùng để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của những người “hảo ngọt” nhưng phải kiêng đường (đường mía). Ví dụ các loại bánh, kẹo không đường của Bibica (sử dụng Isomalt).
Ngoài ra, do trẻ đái tháo đường buộc phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nên trẻ có khả năng bị thiếu một số chất dinh dưỡng. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, với những trường hợp này, nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung có nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho người thừa cân, béo phì.
Cần ghi nhớ những điểm quan trọng sau đây:
- Tiểu đường không truyền từ người này sang người khác. Đây là bệnh không lây nhiễm, mà có nguy cơ liên quan đến các yếu tố di truyền.
- Nguyên nhân tiểu đường týp 1 không phải là do ăn quá nhiều đường hoắc bất kì thức ăn nào khác.Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cần hạn chế đường.
- Bệnh tiểu đường týp 1 không mất đi khi con bạn lớn lên cũng như không thể chuyển hóa sang tiểu đường týp 2 và điều trị tiểu đường là điều trị suốt đời
Bệnh tiểu đường không được điều trị sẽ nguy hiểm thế nào?
Khi bệnh tiểu đường diễn tiến nhanh hoặc khi bệnh nhân được phát hiện muộn, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, kiệt sức. Nồng độ glucose và xê-ton trong máu tăng lên rất cao, tình trạng mất nước nặng xuất hiện, trẻ sẽ hôn mê.
Hiện tượng trên gọi là nhiễm xê-ton a-xít
Giai đoạn phát bệnh có thể cực kỳ nhanh chóng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dấu hiệu và triệu chứng thường khó nhận biết ở trẻ lớn tuổi hơn.
Chúng ta có nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường cho tất cả những đứa con của chung ta không?
Cần, vì việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết). Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.

Tiền đái tháo đường – Nguy cơ và cách phòng tránh


Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị ĐTĐ.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. (Ảnh minh họa)
Tiền đái tháo đường cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?
Những yếu tố nguy cơ gây tiền ĐTĐ đã được biết đến nhiều như béo phì, tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có ĐTĐ, ĐTĐ thai kỳ hay đẻ con trên 4kg. Khi có các yếu tố nguy cơ, chúng ta cần nghĩ đến tiền ĐTĐ.
Việc phát hiện tiền ĐTĐ sẽ tiến hành trên các đối tượng có nguy cơ, xác định qua các xét nghiệm thăm dò đường huyết.
Tiền ĐTĐ là một tình trạng bệnh lý có thể điều trị được. Nghiên cứu về phòng chống bệnh ĐTĐ cho thấy những người mắc tiền ĐTĐ có thể ngăn ngừa việc tiến triển thành ĐTĐ týp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực.
Người dân cần được trang bị kiến thức về ĐTĐ cũng như tiền ĐTĐ, hiểu biết về các yếu tố nguy cơ để phát hiện sớm cũng như việc có lối sống lành mạnh.
Những người bị tiền ĐTĐ cũng cần được hiểu biết thêm về các vấn đề xảy ra đối với họ: chế độ luyện tập; chế độ ăn uống; chế độ dùng thuốc; khi bị ốm; khi đi du lịch; nguy cơ dễ bị các bệnh khác như lây nhiễm cúm/viêm phổi; thay đổi tâm lý (cáu giận hoặc trầm cảm).
Những yếu tố nguy cơ gây tiền ĐTĐ đã được biết đến nhiều như béo phì,

tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có ĐTĐ. (Ảnh minh họa)
Những ai có nguy cơ bị tiền ĐTĐ?
Hội đồng các chuyên gia của HHS và ADA khuyên nhân viên y tế nên sàng lọc tất cả những người béo phì từ 45 tuổi trở lên (với chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn hoặc bằng 25).
Những người béo phì tuổi dưới 45 cũng cần được sàng lọc nếu họ có một trong những yếu tố nguy cơ sau: cao huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, nồng độ mỡ trong máu cholesterol tốt (HDL – High-Density Lipoprotein) thấp và triglyceride cao, tiền bị ĐTĐ thai kỳ hoặc đẻ con to trên 4kg, hoặc thuộc chủng tộc có nguy cơ bị ĐTĐ týp 2 cao (như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Á/dân thuộc các đảo ở Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, Latinh).
Nếu một người được xét nghiệm sàng lọc tiền ĐTĐ và kết quả đường huyết nằm trong giới hạn bình thường thì ADA khuyên nên làm xét nghiệm lại 3 năm một lần. Nếu một người được chẩn đoán tiền ĐTĐ thì nên làm xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán đái đường týp 2 cứ 1 đến 2 năm một lần.
Trẻ em và thanh niên mới trưởng thành cũng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ. Hiện nay chỉ có một bộ phận nhỏ các em hiểu biết về cách phòng tránh hoặc ngăn ngừa bệnh tiến triển lên thành ĐTĐ týp 2 ở trẻ em.
Theo Dự án quốc gia Phòng chống bệnh ĐTĐ
(BV Nội tiết TW)


Tổng quan Đái tháo đường thai kỳ

1. Định nghĩa và tính thường gặp
“ Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng không dung nạp carbohydrat được phát hiện lần đầu khi mang thai”
Các nghiên cứu kinh điển của Freinkel đã chứng minh ở người đái tháo đường thai kỳ, trong thời kỳ mang thai Insulin tăng tiết gấp 1,5 – 2 lần khi đáp ứng với nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống hay truyền tĩnh mạch. Rõ ràng là cả lượng insulin dự trữ lẫn khả năng đáp ứng bài tiết mới của tế bào bêta (β) đã bị giới hạn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến  hiện tượng không dung nạp glucose ở người mẹ.
Các bất thường về chuyển hóa bao gồm tiết insulin mất cân đối và các tác động của nó đến quá trình thu nhận glucose, ngăn chặn sản xuất glucose ở gan và giảm tuyệt đối sử dụng glucose được insulin hoạt hóa.
Các nghiên cứu dịch tễ học về đái tháo đường thai kỳ phát hiện nhiều điểm chung, giống với đái tháo đường type 2. Những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có xu hướng hay gặp ở lớp người nhiều tuổi hơn (trên 25 tuổi), có thừa cân, béo phì so với những phụ nữ có dung nạp glucose bình thường khi mang thai. Cũng như đái tháo đường type 2 , tần suất mắc đái tháo đường thai kỳ tăng lên cùng với tuổi và chỉ số cơ thể (BMI) thường gặp hơn ở các quần thể không phải là da trắng. Trong các nghiên cứu khác nhau, nguy cơ tương đối tăng từ 1,6-3,5 lần ở người da đen, tăng 1,8 lần ở người có nguồn gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tăng 8,5 lần ở người sống vùng Đông Nam Á, tăng 10,9 lần ở người Đông Ấn và gấp 15 lần ở người Mỹ bản địa. Những phát hiện này cũng tương tự đối với tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở các nhóm chủng tộc tương ứng, cũng như về mối liên hệ với tuổi và sự béo phì. Những thay đổi về chuyển hóa ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ cũng có những đặc điểm phù hợp với đặc điểm của người đái tháo đường type 2.
Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này. Lứa tuổi hay gặp của những sản phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thường trên 35, thường gặp ở người thừa cân, béo phì (IBM trên 23). Đái tháo đường thai kỳ cũng hay gặp ở những phụ nữ đã từng sinh đẻ nhiều lần.
Ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, nồng độ insulin huyết tương lúc đói tăng gấp 2 lần trong kỳ thai 3 tháng cuối so với sau đẻ. Đặc điểm này cũng tương tự như ở phụ nữ không bị đái tháo đường mang thai. Mức tăng tiết insulin tương đối trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn một cách có ý nghĩa so với phụ nữ mang thai có dung nạp glucose bình thường. Đáp ứng pha sớm của insulin ở người có đái tháo đường thai kỳ giảm thấp đến dưới 25% so với phụ nữ bình thường mang thai. Đáp ứng insulin pha muộn tăng tương tự người bình thường có thai và người đái tháo đường thai kỳ. Khả năng tiết insulin ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ nói chung thấp hơn so với phụ nữ có dung nạp glucose bình thường khi mang thai. Ở người bệnh đái tháo đường thai kỳ, đỉnh insulin xảy ra muộn hơn trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uốn. Hiện tượng này tương ứng với giảm đáp ứng insulin pha sớm trong nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường tĩnh mạch. Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống cho thấy, ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ luôn có mức insulin cao hơn so với sau khi đẻ và mức Insulin cao nhất thường gặp ở phụ nữ béo phì được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ. Ngược lại mức tăng nhạy cảm của tế bào bêta (β) đối với các kích thích của các acid amin và glucose thấp hơn một cách có ý nghĩa ở những đối tượng này. Ở phụ nữ mang thai có dung nạp glucose bình thường, đáp ứng của Insulin với thức ăn giàu protein tăng lên rõ rệt so với phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.
Ngày nay người ta biết rằng những rối loạn trong sự phát triển của đảo tụy thời kỳ bào thai và niên thiếu sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng chuyển hóa và chức năng của tế bào bêta (β) ở giai đoạn sau của cuộc đời. Các tác giả Anh nhận thấy các đối tượng lúc sinh ở giai đoạn dưới một tuổi có cân nặng thấp, sẽ có nguy có bị đái tháo đường type 2 vào lứa tuổi trên 40Yếu tố môi trường và dinh dưỡng luôn có vai trò quyết định khuynh hướng phát triển của các rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường type 2. Điều này đã được chứng minh bởi số người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang tăng nhanh ở các nước châu Á, nơi đang có sự thay đổi nhanh mức tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự thay đổi “đột ngột” về mức sống và lối sống. Những số liệu về bệnh đái tháo đường trong quần những người gốc châu Á, châu Phi di cư đến sống ở các nước công nghiệp phát triển cao hơn người bản xứ, cũng là những chứng cứ khoa học ủng hộ cho nhận xét này.
Các nghiên cứu về mô bệnh học tụy của thai nhi mà mẹ bị bệnh đái tháo đường tháo đường hoặc bị đái tháo đường thai kỳ cũng thấy có hiện tượng kích thích sự tăng trưởng của tế bào bêta (β).
 2. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ còn là vấn đề trang cãi mặc dù đã có nhiều hội thảo quốc tế đề cập đến vấn đề này.
Trong nghiên cứu kinh điển, O’Sullvivan và Mahan (1964) đã tiến hành phân tích thống kê đáp ứng với glucose của cơ thể trong 3 giờ với nghiệm pháp 100g glucose bằng đường uống ở 752 phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Những quan sát của họ thu được giá trị tương ứng với giá trị trung bình cộng trừ 2 lần độ lệch chuẩn (SD) ở các thời điểm cơ sở lúc đói, sau 1, 2 và 3 giờ. Bằng cách tự chọn mức dung nạp carbohydrat thấp hơn và cao hơn trung bình 2 SD là bất thường. Theo tiêu chuẩn này có 2,5% đối tượng được xác định là mắc đái tháo đường thai kỳ.
Các tiểu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ còn gây nhiều tranh cãi. Sau đây xin giới thiệu tóm tắt một số cơ sở xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
 a. Chẩn đoán dựa trên cơ sở thống kê số liệu
Cách định nghĩa bệnh theo thống kê, ngay từ đầu, đã thấy được nhược điểm là chịu ảnh hưởng của tính khác biệt với từng quần thể. Đặc điểm này thể hiện ở các kết quả điều tra, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ dao động từ 0,5% (ở miền bắc nước Anh) đến 12,3% ở số dân thành phố (chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha và da đen). Trong một tài liệu tổng quan về một nhóm nhiều dân tộc gồm 10.187  phụ nữ được sàng lọc theo tiêu chuẩn hóa về không dung nạp Glucose ở New York, tỉ lệ hiện mắc chung đái tháo đường thai kỳ là 3,2%. Tần suất đái tháo đường thai kỳ thấp nhất ở nhóm người da trắng, tiếp sau là người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người nguồn gốc châu Á và cuối cùng là nhóm phụ nữ được xếp vào một nhóm chung –nhóm chủng/dân tộc khác.
Như vậy dùng phương pháp thống kê thuần túy để định nghĩa đái tháo đường thai kỳ là không thích hợp vì nó phụ thuộc vào nguy cơ tương đối của quần thể được nghiên cứu.
 b. Chẩn đoán dựa trên tỷ lệ bệnh tật liên quan
Một phương tiện thích hợp hơn để định nghĩa bệnh là dựa vào tỷ lệ bệnh tật liên quan. Tiêu chuẩn của O’Sulivan và Mahan đã chịu được thử thách thời gian như một yếu tố dự báo đái tháo đường xảy ra sau đó  ở người mẹ, với tỷ lệ mắc đái tháo đường là 50% sau 28 năm theo dõi ở những phụ nữ trong thời gian mang thai được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ.
-  Tỷ lệ bệnh của mẹ cũng được phản ánh bằng sự tăng có ý nghĩa tỷ lệ mắc mới của tăng huyết áp và tiền sản giật do mang thai. Với sự quản lý tích cực hiện nay, nếu duy trì mức glucose máu bình thường, lúc đói và sau ăn, các biến chứng thường gặp trước đây ở mẹ như đa ối, đẻ non, các bất thường khác khi đẻ và chấn thương khi sinh không tăng lên ở nhóm đái tháo đường thai kỳ. Các hậu quả cấp tính chủ yếu của đái tháo đường thai kỳ tuy không/ hoặc ít tác động tới mẹ nhưng lại tác động đến bào thai.
- Tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh
Tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh của các phụ nữ đái tháo đường thai kỳ đã được thừa nhận từ lâu. Các biến chứng chuyển hóa bao gồm hạ glucose máu, hạ calci máu, thai to, tăng bilirubin máu thường xảy ra. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh, rất khó chứng minh được sự thay đổi về tỷ lệ bệnh tật ở những đối tượng này. Tuy nhiên, các số liệu trước đây đã cho thấy, tỷ lệ tử vong tăng gấp 4 lần ở trẻ em của các bà mẹ được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ. Song các ảnh hưởng đến trẻ em không chỉ giới hạn trong thời kỳ chu sinh mà còn rất lâu dài. Khi trưởng thành, những trẻ em này sẽ sớm phát triển kháng Insulin, dễ bị mắc bệnh thừa cân, béo phì, đặc biệt phần lớn trong số họ có một tỷ lệ cao không dung nạp glucose.
Như vậy, chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và quản lý bệnh tích cực ở các bà mẹ không chỉ nhằm đảm bảo sức khỏe cho sản phụ mà còn làm giảm hoặc loại bỏ hẳn các biến chứng chu sinh, sơ sinh, thậm chí các biến chứng lâu dài ở con cái của họ. Vì thế nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành nhằm đặt được một tiêu chí chẩn đoán hoàn hảo.
 c. Giới thiệu một số  tiêu chuẩn chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định và chẩn đoán sàng lọc
Tiêu chuẩn được giới thiệu sau đây được áp dụng khá phổ biến ở Mỹ. Người ta cho những sản phụ mang thai tiến hành nghiệm pháp sàng lọc vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Sản phụ uống 50 gam glucose, nếu đường máu sau một giờ từ 7,8 mmol/l trở lên thì tiến hành nghiệm pháp 100 gam.
 Bảng tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Đường huyết tươngNFSL 50 gam GlucoseNFSL 100 gam Glucose
Lúc đói
5,83 mmol/l
Sau 1 giờ7,8 mmol/l10,56 mmol/l
Sau 2 giờ
9,2 mmol/l
Sau 3 giờ
5,3 mmol/l
 NFSL: Nghiệm pháp sàng lọc
Chẩn đoán dương tính nếu có từ 2 giá trị trên ngưỡng.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn đoán này lại không  hề tính đến các kết cục ở trẻ sơ sinh. Với ý thức đó, nhiều nhà lâm sàng đã lên tiếng hỏi liệu tiêu chuẩn của O’Sulivan và Mahan có phải là quá lỏng lẻo để phát hiện và kết luận những người có nguy cơ mắc bệnh tật chu sinh liên quan đến không dung nạp carbohydrat?
Với nghi vấn này “ sự bất khả xâm phạm” của tiêu chuẩn chẩn đoán vốn được tin dùng bấy lâu nay đang bị nghi vấn.
Tiêu chuẩn nguyên gốc được dựa trên định lượng glucose ở máu toàn phần theo kỹ thuật Somogy, sau đó được nhóm Dữ liệu Đái tháo đường quốc gia Mỹ (NDDG) sửa đổi bằng cách sử dụng hệ số chuyển đổi bằng 1,14 để đại diện cho glucose huyết tương định lượng bằng kỹ thuật glucokinase. Carpenter và Coustan khuyến cáo sửa đổi sự chuyển đổi này để có tính đại diện hơn cho định lượng glucose huyết tương thực sự. Sự sửa đổi này dẫn đến hạ thấp tất cả các chỉ tiêu ở nghiệm pháp dung nạp Glucose 3 giờ.
* Các tiêu chuẩn của O’Sulivan/Mahan và các tiêu chuẩn chẩn đoán khác về đái tháo đường thai kỳ
Thời điểmTiêu chuẩn O’Sulivan/Mahan [mmol (mg/dl), huyết tương]Nhóm dữ liệu đái tháo đường quốc gia [mmol(mg/dl), huyết tương]Sửa đổi của Carpenter/Coustan
[mmol(mg/dl), huyết tương]
Đói5,0 (90)5,83(105)5,28(95)
1 giờ48,17(165)10,56(190)10,00(180)
2 giờ8,06(145)9,17(165)8,61(155)
6,96,94(125)8,06 (145)7,78(140)
* Tiêu chuẩn đái tháo đường thai kỳ bằng đường uống 75 gam Glucose
Thời điểmTổ chức y tế thế giới mg/dl (mmol/l )Hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu mg/dl (mmol/l )Hội thảo quốc tế đái tháo đường thai kỳ mg/dl (mmol/l )Australia mg/dl (mmol/l )Mose&cs mg/dl (mmol/l )
Đói--95(5,3)99(5,5)90(5,0)
1 giờ--180(10,0--
2 giờ140(7,8)162(9,0)155(8,6)144(8,0)140(7,8)
 3. Phương pháp áp dụng trong điều tra dịch tễ
a. Tiến hành
Trong điều tra dịch tễ người ta vẫn ưa dùng nghiệm pháp chẩn đoán mới với quy trình đơn giản như sau:
- Khám sàng lọc tất cả các đối tượng thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ:
+ Tuổi ≥ 25.
+ BMI ≥ 23 trước khi có thai.
+ Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
+ Tiền sử đẻ con to từ 4000 gam trở lên (Với người Việt Nam từ 3600 gam).
+ Tiền sử sản khoa bất thường như xảy thai, thai chết lưu…
+ Tiền sử rối loạn dung nạp glucose (IGT) hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG).
- Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống vào buổi sáng sau một đêm nhịn đói.
Quy trình :
+ Lấy mẫu máu lúc đói để định lượng đường huyết.
+ Cho uống 75 gam glucose loại anhydrous hoặc 82,5 gam loại glucose monohydrat trong 250-300 ml nước trong 5 phút.
+ Lấy mẫu máu sau 2 giờ để định lượng glucose huyết tương.
b. Đánh giá:
- Đánh giá hai chỉ số theo bảng sau:
Đường máu (mmol/l)Bình thườngĐái tháo đường thai kỳ
Lúc đói<6,1≥ 6,1
Sau 2 giờ<7,8≥ 7,8
- Đánh giá ba chỉ số
Do những thiếu sót của các tiêu chuẩn đánh giá trên, nhiều tác giả khuyên nên định lượng và đánh giá glucose máu ở 3 thời điểm , ngay cả khi sử dụng nghiệm pháp 75 gam.
Nghiệm pháp
Tính theo mmol/l
Tính theo mg/dl
100 gam
Lúc đói
Sau 1 giờ
Sau 2 giờ
Sau 3 giờ
5,3
10,0
8,6
7,8
95
180
155
140
75 gam
Lúc đói
Sau 1 giờ
Sau 2 giờ
5,3
10,0
8,6
95
180
155
Ghi chú: Để  chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ phải có từ 2 tiêu chuẩn trở lên.
Chúng ta có thể thấy sự lúng túng trong xác định tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Xu hướng ngày nay người ta vẫn sử dụng tiêu chuẩn 75 gam trong điều tra dịch tễ nhiều hơn, vì nó đơn giản, dễ áp dụng.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2 là gì?

Đái tháo đường là chứng bệnh có trị số đường huyết cao do hậu quả thiếu hụt insulin ở tuyến tụy. Dưới đây là những thắc mắc về căn bệnh vốn là đại dịch của xã hội hiện đại.

1. Người có bệnh ít bị sâu răng?
Sai.
Ngược lại, người bị tiểu đường có nguy cơ bị bệnh sâu răng “thăm hỏi” cao hơn những người bình thường nếu như họ không có một chế độ ăn uống hợp lý. Thủ phạm tạo cơ hội cho bệnh sâu răng phát triển chính là sự tập trung quá nhiều đường trong nước bọt.
Vì thế, vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường cần được tuân thủ nghiêm ngặt: đánh răng sau khi ăn và kiểm tra răng miệng định kì (ít nhất 2 lần/năm).
2. Người bệnh không nên dùng thuốc tránh thai?
Đúng.
Đó là những viên thuốc có chứa estrogen, thành phần có khả năng làm tăng sự tập trung của đường và chất béo trong máu, cũng như làm tăng áp lực động mạch.
3. Người bệnh dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?
Đúng.
25-30% bệnh nhân tiểu đường bị suy sụt tinh thần trong khi chỉ có 15-17 % dân số còn lại mắc chứng suy sụp và trầm cảm.
4. Insulin làm tăng cân?
Sai.
Mặc dù hàm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường cao (trên 1,8g/l) nhưng lượng đường ấy lại nhanh chóng bị thải ra ngoài qua nước tiểu và năng lượng của từng ấy đường cũng bị mất đi. Khi người bệnh được kê đơn uống Insulin, đường huyết được cân bằng. Cơ thể giảm thiểu sự mất đường nên năng lượng do đường cung cấp được giữ lại.
Đấy chính là lý do gây tăng cân khi người đái tháo đường được điều trị với Insulin, chứ không phải Insulin làm tăng cân.
5. Người bệnh không nên hút thuốc?
Đúng.
Bỏ thuốc lá là nguyên tắc bắt buộc với người đái tháo đường. Hút thuốc lá làm tăng áp lực động mạch và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, nó còn tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh thận “thăm hỏi”. Hơn thế, khi hút thuốc, người đái tháo đường cần tăng nhu cầu dùng Insulin và dễ bị kháng Insulin.
6. Người bệnh cần vận động thường xuyên?
Đúng.
Cơ bắp là nơi tiêu thụ đường lớn nhất trong cơ thể, nhất là khi chúng ta vận động. Sau mỗi bữa ăn, nhờ sự giúp sức của Insulin, 80% đường được dự trữ trong cơ bắp, chỉ còn 20% đường chuyển tới gan.
Khi thiếu các hoạt động thể dục thể thao, năng lượng do đường ở cơ bắp cung cấp không được đốt cháy. Đường bị tích trữ cùng với đường từ bữa ăn kế tiếp vẫn ở trong máu làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần duy trì thường xuyên các hình thức vận động cơ thể.
7. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi?
Đúng.
Tiểu đường là bệnh mãn tính. Y học vẫn chưa chữa khỏi căn bệnh này nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
8. Người bệnh khó liền vết thương?
Đúng.
Đường huyết cao làm quá trình liền da, liền sẹo ở bệnh nhân tiểu đường gặp khó khăn. Vì thế, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và bệnh nấm dễ dàng “ghé thăm” người bị tiểu đường. Và một khi đã “ghé thăm”, vi khuẩn và nấm sẽ phát triển rất nhanh nhờ được “chiêu đãi” no nê bởi đường trong máu.
9. Tiểu đường túyp 2 là bệnh di truyền?
Đúng.
Khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình (bố, hoặc mẹ hay chị gái hoặc em trai… bị tiểu đường). Bên cạnh yếu tố gia đình, yếu tố xã hội như thừa cân, béo phì, lối sống ít hoạt động thể lực… cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuyp 1 là gì?


Đái tháo đường tuyp 1 là gì?

Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) type 1 còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hay bệnh đái tháo đường tự miễn, có nghĩa là cơ thể tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình. Nói cụ thể hơn, tuyến tụy sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.

Tế bào sản xuất insulin

Bệnh đái tháo đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.
Gen gây bệnh đái tháo đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.
Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuyp 1: Đái tháo đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi.
Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền?
Bệnh tiểu đường type 1 có thể truyền từ mẹ sang con. Đó là kết luận của một nghiên cứu trên chuột của Mỹ, đăng trên tạp chí Y khoa Tự nhiên tháng 4/2005.
Khi tiến hành nghiên cứu trên những con chuột biến đổi gene, nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ huy của Giáo sư Ali Naji, Đại học Y Pennsylvania (Philadelphia), phát hiện ra rằng, chuột mẹ bị bệnh có thể truyền cho con các kháng thể tiêu diệt (kháng thể chống insulin), vẫn được coi là biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Giáo sư Naji giải thích, ở giai đoạn đầu, nhiều bệnh nhân đái tháo đường không hề có triệu chứng gì, cũng không có biến chứng liên quan tới bệnh. Khi đó, nồng độ kháng thể chống insulin trong máu chính là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng nhất. Sự truyền kháng thể này từ mẹ sang con cũng đồng nghĩa với truyền bệnh. Khi nhận được kháng thể này từ mẹ, chuột con sẽ bắt đầu tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình.
Ngày nay cả hai phái nam và nữ mắc bệnh đái tháo đường type 1 đều có thể sinh sản bình thường. Tuy nhiên nếu một trong hai người bị bệnh đái tháo đường nhóm này thì con cái mang bệnh cùng loại có tỷ lệ 1% (thường phát bệnh từ 5-12 tuổi).
Nếu cả hai cha mẹ đều mắc bệnh đái tháo đường type 1 thì con cái họ có khả năng mắc bệnh này với tỷ lệ khoảng 10%.
Nếu một trong hai người bị bệnh đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc insulin) thì con cái bị bệnh tiểu đường với tỷ lệ 20%, thông thường phải 40-60 tuổi

Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết