Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế độ dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế độ dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Người cao tuổi- các phòng bệnh cần phải biết

Theo một nghiên cứu mới nhất thì người cao tuổi rất dễ mắc một số chứng bệnh. Để có một sức khỏe tốt người cao tuổi cần tìm hiểu về các phòng tránh để có một sức khỏe tốt nhất

Các bác sĩ thường cung cấp những dịch vụ khám bệnh phòng ngừa để giúp mọi người tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe hoặc sớm nhận biết chúng. Trong nhiều trường hợp, phát hiện bệnh sớm sẽ có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh sau này. Dịch vụ phòng bệnh bao gồm các xét nghiệm sàng lọc, tiêm phòng và tư vấn sức khỏe. Căn cứ vào tuổi tác, giới tính và bệnh sử của từng người và gia đình mà bác sĩ sẽ giới thiệu những dịch vụ phù hợp. 

Phòng ngừa hoặc nhận biết những vấn đề sức khỏe bất thường ở giai đoạn đầu sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ để tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người lớn tuổi không được tiêm phòng, xét nghiệm sàng lọc hay sử dụng các dịch vụ phòng bệnh như các chuyên gia khuyến cáo.


Người lớn tuổi cần được tiêm phòng, tiến hành các xét nghiệm sàng lọc. Ảnh: windsorstar
Những dịch vụ phòng ngừa sau đây là đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi

Chủng ngừa cúm

Loại văcxin hằng năm này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Người lớn tuổi nên tiêm văcxin này hàng năm. Khoảng 85% các ca tử vong do cúm thường xảy ra ở bệnh nhân 65 tuổi trở lên.

Chủng ngừa phế cầu khuẩn

Văcxin polysaccharide phế cầu khuẩn (PPSV) giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Đối với những bệnh nhân viêm phổi, văcxin này giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đây là loại văcxin đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi bởi vì họ có nguy cơ rất cao mắc phải bệnh viêm phổi và các biến chứng.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư vú

Gần một nửa các ca ung thư vú mới phát hiện là ở phụ nữ độ tuổi từ 65 trở lên. Phụ nữ từ 50-74 tuổi nên chụp Xquang vú 2 năm một lần để phát hiện sớm ung thư vú. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn mức độ chụp Xquang thường xuyên hay không.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng

Cứ hai trong số ba ca ung thư đại trực tràng mới phát hiện là ở những người từ 65 tuổi trở lên. Từ tuổi 50 và tiếp tục cho đến 75 tuổi, tất cả người cao tuổi nên được kiểm tra ung thư đại trực tràng. Các bác sĩ sẽ tư vấn loại xét nghiệm thích hợp mà bạn cần thực hiện.

Xét nghiệm sàng lọc tiểu đường

Bệnh tiểu đường rất phổ biến đối với người lớn tuổi. Trong độ tuổi từ 60 trở lên cứ 4 người thì có 1 người mắc phải căn bệnh này. Nếu huyết áp của bạn thường xuyên cao hơn mức 135/80 mm Hg thì bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào.

Kiểm tra mức cholesterol

Mức độ cholesterol cao là nguyên nhân gây ra nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nam giới từ 35 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra mức độ cholesterol. Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên mà có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cũng cần được kiểm tra. Mức độ cholesterol thường được kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu.

Xét nghiệm sàng lọc loãng xương

Nguy cơ loãng xương tăng lên khi bạn già đi. Phụ nữ từ 65 tuổi nên được kiểm tra loãng xương. Xét nghiệm này thường được gọi là kiểm tra khối lượng xương (hay mật độ xương)

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Chung sống với bệnh tiểu đường

Nếu như trước đây nhiều người không hiểu tiểu đường là gì thì bây giờ hầu hết đều có kiến thức cơ bản về căn bệnh này, tuy nhiên như vậy chưa đủ để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Bệnh nhân khi phát hiện mình bị tiểu đường thường rất hoang mang, lo lắng, stress, mất niềm tin do không biết cách bảo vệ sức khỏe dẫn đến bệnh ngày càng nặng. Nếu bạn đang bị tiểu đường hay có người nhà bị tiểu đường thì hãy lạc quan, bình tĩnh để giải quyết vì nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường.
Kiểm soát và giữ ổn định đường huyết là điều đầu tiên bệnh nhân đái tháo đường cần quan tâm vì khi đường máu tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công trong khi hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém sẽ gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm như biến chứng về hệ thần kinh ngoại vi, biến chứng về tim mạch, mắt… Ngoài dùng thuốc bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn kiêng khoa học và lối sống lành mạnh.



Về chế độ ăn uống: Cần cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ cân đối: đạm 15-20%, chất béo 25-30%, đường bột 55 -60% tổng năng lượng khẩu phần. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để luôn giữ đường huyết ổn định không gây tăng đường huyết quá mức sau khi ăn và chống hạ đường huyết khi đói, đặc biệt là với bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết. Nên hạn chế chất béo nhất là chất béo bão hòa để ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa.

Cần ăn đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo đủ chất, ăn ít chất bột (cơm, phở, bánh mỳ…), ăn gấp đôi rau cải, hoa quả ăn bằng ½ người bình thường, nên ăn nhạt, không nên ăn quá no.

Việc ăn kiêng đối với người tiểu đường là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị song không phải dễ dàng thay đổi thói quen ăn uống đã hình thành rất lâu, với người khỏe mạnh bình thường ăn uống đủ chất đã khó thì với người tiểu đường lại càng khó. Vậy phải làm sao để ăn kiêng dễ dàng mà cơ thể vẫn đủ chất lại kiểm soát được lượng đường? Có một thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường đó chính là Tảo Mặt Trời Spirulina với hơn 100 vi chất cần thiết cho cơ thể sẽ cung cấp đầy đủ để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất. Hàm lượng đạm trong Tảo chiếm 60-70% hoàn toàn là đạm thực vật dễ tiêu, giúp cung cấp đủ năng lượng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Phenylalanin và hoạt chất sinh học trong Tảo Mặt trời tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở não bộ làm giảm các cơn đói dày vò đồng thời nó giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.


Tảo Mặt Trời tự nhiên dạng viên và Tảo Mặt Trời Gold Plus

Tảo Mặt Trời Spirulina Gold Plus được bổ sung thêm kẽm và vitamin C tự nhiên chiết xuất từ quả Sơri sẽ rất tốt cho người tiểu đường vì phải giảm ăn các loại thịt động vật, hải sản nên người tiểu đường thường có nguy cơ thiếu kẽm rất cao trong khi đây lại là vi chất vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với nam giới kẽm giúp tăng cường khả năng sinh lý. Các hoạt chất sinh học mạnh trong Tảo như Phycocyanin, Chlorophyll, Phenylalanin…kết hợp với các vitamin và khoáng chất giúp đốt mỡ thừa từ tế bào, ổn định đường huyết, huyết áp, giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Hơn nữa Zeaxanthin và β-Caroten trong Tảo được Hiệp Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng giúp bảo vệ các dây thần kinh võng mạc mắt, chống thoái hóa mắt, chống mù lòa, ngăn ngừa các biến chứng về mắt. Các hoạt chất sinh học này còn giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn vi khuẩn tấn công giúp ngăn ngừa biến chứng về hệ thần kinh ngoại vi như: tê bì lở loét chân tay, vết thương lâu lành, mất cảm giác…

Tảo còn đặc biệt tốt cho người tiểu đường Type 1 và 2 do trong tảo không có đường, béo và tinh bột nên đây sẽ là thực phẩm lý tưởng cho người tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng kết hợp hai loại Tảo trên điều trị tích cực trong hai tháng để ổn định đường huyết, sau đó có thể dùng Tảo tự nhiên để duy trì sức khỏe ổn định lâu dài, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh "chung sống hòa bình" với bệnh tiểu đường!

Ngoài ăn uống đúng cách người bị tiểu đường cũng cần có chế độ luyện tập hợp lý vì luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp giảm căng thẳng, giảm đường trong máu, tăng tác dụng của insulin, bảo vệ hệ tim mạch. Việc luyện tập nên được tư vấn của bác sỹ sao cho phù hợp với từng đối tượng, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đi bộ 30 phút mỗi ngày phù hợp với hầu hết bệnh nhân tiểu đường!

Để có hiệu quả tốt nhất, trong 2 tháng khi bắt đầu sử dụng Tảo Mặt trời, người bệnh nên sử dụng 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi tối. Sau đó, người bệnh có thể dùng 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus hoặc 6 viên Tảo Mặt trời Tự nhiên hàng ngày.

Tảo mặt trời Spirulina là loại tảo do công ty Earthrise của Mỹ sản xuất và đóng gói tại California, đây là công ty sản xuất tảo Spiurlina (tảo xoắn) lớn nhất thế giới, với tổng sản lượng tảo hàng năm bằng nửa tổng sản lượng tảo thế giới. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi công ty THHH Ecopath Việt nam. Sản phẩm đã được kiểm duyệt và đăng ký chất lượng tại Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế. Số ĐK:2379/2012/ATTP-XNCB, 2380/2012/ATTP-XNCB.

Liên hệ: Công ty TNHH Ecopath Việt Nam

Địa chỉ: số 3 ngõ 36 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 091.497.9291 hoặc 0934.479.596; 0432.484.587

Website: www.taomattroi.com

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường Bệnh tiểu Đường

Không có một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường nào chung cả, vì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: người béo hay gầy, lao động thể lực hoặc không lao động, có biến chứng hay không và còn phụ thuộc vào kinh tế của từng bệnh nhân.
dinh duong cho benh tieu duong

dinh duong cho benh tieu duong Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Điều trị bằng dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

PGS.TS Tạ Văn Bình – Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, chăm sóc và điều trị cho tất cả những người mắc tiểu đường  bằng dinh dưỡng là một phần rất quan trọng. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…

Giữ hàm lượng đường glucoza trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa các biến chứng là việc tối quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40 g/ngày.

Chế độ ăn nên tuân theo quy tắc chung như sau:


Sử dụng carbohydrat (chất bột) từ nhiều nguồn khác nhau như ngũ cốc, trái cây, rau và chất béo đơn chưa bão hoà dầu ô liu, dầu hướng dương… chiếm từ 60 – 70% năng lượng.

Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).

Mục đích cơ bản của chế độ ăn là hạn chế chất béo bão hoà (mỡ động vật) dưới 10% tổng thu nhập năng lượng hàng ngày vào cơ thể và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại). Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…

Chất đạm chiếm khoảng 15– 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.

Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.

Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn muộn. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối).

Bác sĩ Trần Quang Khánh, Bộ môn Nội tiết (Đại học Y dược TP.HCM) cho biết thêm nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh, chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. Đặc biệt cần chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn và sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân có tiêm insulin.

Một số loại trái cây có thể dùng

Đường trong trái cây là loại đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) và có thể dùng được.

Nên ăn những loại trái cây có màu đậm vì nó thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.

Tuy nhiên, khi ăn trái cây, nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.

Ngoài ra, vẫn có thể uống sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên, nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Việc ăn một cốc sữa chua không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn. Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành.

Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người tiểu đường. Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương).Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì… Chi tiết về chế độ ăn cho người bị tiểu đường tham khảo bài viết Bị bệnh tiểu đường nên ăn như thế nào ?


 Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường Bệnh tiểu Đường


Người bình thường tập thể dục, vận động nhiều để tăng sức khỏe, giảm cẳng thẳng trong công việc, cuộc sống. Nhưng với người bị tiểu đường thì tập thể dục không những kiểm soát đường huyết mà còn kiểm soát các yếu tố nguy cơ gia tăng biến chứng về sau.

Khoa học đã chứng minh rằng: Khi người bệnh biết cách chăm sóc bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết thì họ có thể sống an toàn như những người bình thường.

Con số ước tính: 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 là do bệnh tim mạch, chủ yếu là do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Cần một chế độ tập luyện đúng cách và thường xuyên:

- Trước hết Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập vận động đặc biệt dành riêng cho từng người.

- Nếu trên 35 tuổi, bạn cần chọn lựa loại tập vận động thích hợp với cơ thể bạn (như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao….)

đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao

nguoi tieu duong nen tap luyen deu dan Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

- Cần chú ý kiểm tra đường huyết trước và sau tập vận động để đánh giá.

- Với chỉ số đường huyết trên 250 mg/dl (13.9 mmol) và có xê-ton trong nước tiểu, hoặc đường huyết trên 300 mg/dl và không có xê-ton trong nước tiểu thì tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và không được vận động mạnh

Theo các chuyên gia về tiểu đường, họ khuyên nếu thường xuyên vận động sẽ đem lại rất nhiều lợi ích dưới đây cho những người bị bệnh tiểu đường:

- Đầu tiên, nó giảm đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng đường của cơ thể.

- Sau đó nó làm tăng tác dụng của insulin: khi tập vận động đều đặn, lượng Insulin cần thiết để tiêm có thể giảm.

- Đồng thời tập vận động làm tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ tim mạch.

- Tập luyện đều đặn có thể cải thiện được huyết áp: khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.

- Một tác dụng khác là làm tăng hiệu quả của tim, phổi, hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Do đó cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dai bền và sức chịu đựng của cơ thể.

- Tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.

- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ) như thế sẽ giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể.

- Qua tập vận động bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và bạn cảm thấy ít mệt hơn. Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày.

- Cần kết hợp ăn kiêng tốt và tập luyện thể lực vừa phải để giảm 5-7% cân nặng và còn có thể làm chậm xuất hiện và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.

 Tóm lại, các bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ tập luyện phù hợp với từng người, từng lứa tuổi, sức chịu đựng, cân nặng….Tuy nhiên, khoa học đã thống kê lại rằng thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần phù hợp với hầu hết người bệnh tiểu đường.

Hãy nhớ kiểm soát tốt đường huyết và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để có được một chế độ tập luyện thật hiệu quả và an toàn.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Bị bệnh tiểu đường nên ăn như thế nào ?

Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Có thể điều trị bằng chế độ ăn như tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường  tiềm tàng hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.

diabetes 300x300 Bị bệnh tiểu đường nên ăn như thế nào ?

Chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường

Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng.


Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.
Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.

Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng: Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động
Thể trạng       Lao động nhẹ       Lao động vừa      Lao động nặng



 Gầy                  35 Kcal/kg       40 Kcal/kg           45 Kcal/kg
Trung bình        30 Kcal/kg       35 Kcal/kg           40 Kcal/kg
Mập                  25 Kcal/kg       30 Kcal/kg            35 Kcal/kg

Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.

Một số áp dụng trên thực tế:

    Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit.
    Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit
    Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit.

1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:

Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ… lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

2. Đối với chất đạm: 
Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích… thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu… nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

3. Đối với chất béo: 

Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

4. Rau, trái cây tươi: 

Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường  phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…

5. Chất ngọt 

Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu… Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.
Ăn kiêng như thế nào?

-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt.

-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.

Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.

Nếu cần: 
    1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 – 1/3 – 1/3
    2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 – 2/7 – 2/7 – 1/7
    Trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 – 2/9 – 2/9 – 2/9 – 1/9

Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu.

Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Trương Dương

Cách xử lý nhanh khi bị tụt huyết áp

Khi có những biểu hiện bất thường như hoa mắt, chóng mặt, hay nổi cáu, mệt mỏi… rất nhiều người chủ quan cho đó là những biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, những triệu chứng đó còn là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp . Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp thì tụt huyết áp cũng cần được đặc biệt quan tâm.
huyet ap thap Cách xử lý nhanh khi bị tụt huyết áp
Xử lý huyết áp thấp

Biểu hiện của tụt huyết áp là: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mệt lả và rất muốn được nghỉ ngơi, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, suy giảm khả năng tình dục, da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi lạnh, thở dốc, nói như hụt hơi, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày.

Thường các triệu chứng này hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh như: Tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác: Viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, tiểu đường.
Các cách xử lý nhanh tụt huyết áp:

Về tư thế:

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tuỳ vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp).

Thực hiện sơ cứu:

Hãy cho người bệnh uống 2 ly nước tương đương 480 ml, vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, ăn sô-cô-la, rau cần tây, nước nho…
Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp:

Khi bị bệnh huyết áp, người bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như heptamyl, coramin… để sử dụng khi cần thiết. Theo khảo sát gần đây của Đại học Havard (Mỹ), sô-cô-la chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu, vì vậy sô-cô-la được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt:

Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20-50 lần.
Vuốt trán:

Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.

Phòng ngừa tụt huyết áp, phòng bệnh mùa hè dễ mắc như tiêu chảy, sốt xuất huyết. Khi mắc bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra, trong đó tụt huyết áp luôn luôn đồng nghĩa với tiên lượng nặng của bệnh.

Người bệnh sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên, nhất thiết phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn nặng như: Nhiễm khuẩn đường mật, áp xe phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà khi tụt huyết áp có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng (sốc nhiễm khuẩn). Ở giai đoạn này, mặc dù điều trị rất vất vả và tốn kém nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao.
Người bệnh tăng huyết áp đang được điều trị bằng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những dấu hiệu bất thường của mình khi huyết áp đổi tư thế để được phát hiện kịp thời triệu chứng tụt huyết áp tư thế. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại thuốc cũng như liều lượng thuốc đang dùng, đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân.
BS.NGUYỄN CHUNG


 Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi

Tại sao bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường

Với tỉ lệ tăng từ 8-10% mỗi năm, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường nhanh nhất thế giới. Sau đây là những lý do tại sao bạn nên đi xét nghiệm xem mình có đang mắc loại bệnh nguy hiểm này không.
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường hiện có gần 5 triệu người, trong đó có tới 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh.
xet nghiem benh tieu duong Tại sao bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường

xét nghiệm bệnh tiểu đường
xét nghiệm bệnh tiểu đường

Tiểu đường thường không hề thể hiện triệu chứng ra bên ngoài

Đường trong máu được coi như một chất độc hại cho cơ thể nhưng hầu như không ai có thể cảm nhận được nó tăng lên như thế nào. Có những người mắc tiểu đường loại 2, khi lượng đường máu chạm tới ngưỡng nguy hiểm, sẽ gặp phải những biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, sụt cân, mắt mờ. Khi lượng đường máu tăng quá cao, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người mắc bệnh mà không có bất kì triệu chứng nào. Vậy nên, phòng còn hơn chống, tốt nhất là đừng để thấy cơ thể có vấn đề rồi mới đi kiểm tra sức khỏe.

Kiểm tra tiểu đường rất đơn giản

Có rất nhiều cách để kiểm tra xem bạn có mắc tiểu đường hay không, phần lớn những cách này chỉ yêu cầu thử máu đơn giản.

Phát hiện bệnh sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn


Những người có biểu hiện tiền tiểu đường có thể trì hoãn hoặc phòng ngừa mắc bệnh bằng cách thay đổi thói quen sống. Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao (tới mức có thể gây hại cho cơ thể) tuy nhiên chưa cao đến mức để được kết luận mắc tiểu đường loại 2. Loại bệnh này rất phổ biến, cứ 3 nam giới là có 1 người mắc bệnh. Tuy nguy hiểm nhưng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, vận động nhiều hơn là có thể giảm nguy cơ tiền tiểu đường biến chứng thành tiểu đường.

Có rất nhiều cách để giữ gìn sức khỏe

Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện bị nhiễm tiểu đường loại 2, đừng quá hoảng loạn. Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại thuốc mới cũng như khoa học đã nghiên cứu không ít các cách có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giảm được lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường thường có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc và tập thói quen sống lành mạnh. Với những người nhiễm tiểu đường loại 1, cần dùng insulin liên tục, tiểu đường loại 2 thì không cần như vậy. Bằng các chế độ ăn uống hợp lý, tập thể thao và dùng thuốc, chỉ cần kiểm soát được lượng đường trong máu là có thể giảm nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.


 Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi